Book

[Ebook] Luyện lý trí – Nguyễn Hiến Lê


8935077148022Hồi còn học đại học, có lần kiếm đâu được trang web của một tiến sĩ người Việt ta làm trong ngành Y ở mãi tận Úc Châu, tôi thích thú lắm. Điều làm tôi thích thú nhất là ông ấy có đề cập đến khái niệm “phương pháp luận khoa học”.  Hồi đó thì tôi không có hiểu cụm từ đó, mà trong trường hình như cũng không có dạy (hoặc tiết học đó tôi nghĩ cũng không biết chừng). Tôi có gửi mail cho ông ấy, hỏi về khái niệm này, và làm sao để sinh viên nước ta ai cũng có thể học được cái kiến thức ấy. Thế nhưng cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn chưa nhận được mail trả lời (cũng phải đến 8, 9 năm có lẻ).

Giáo trình chuyên ngành thì tôi nghĩ là nhiều, mà thử tìm thì quả là nhiều thật, nhưng với người ngoại đạo như phần đông quần chúng, thì mấy sách đó không có dùng được. Gần đây, tôi có mua thử cái máy đọc sách Kindle, cũng từ lúc đó mà hứng thú tìm kiếm sách vở của tôi lại tăng lên. Thật tình cờ, tôi lại tìm được cuốn Luyện lý trí của cố nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Nghĩ chừng cuốn này có thể giúp ích gì đó, không ngờ lại đụng lại vấn đề mà năm xưa tôi đã thử tìm hiểu. Vốn dĩ đã thích cách hành văn của bác Lê từ cuốn Lịch sử thế giới, rồi Quẳng gánh lo đi và vui sống, cuốn này tôi lại càng thấy thích thú hơn nữa. Vấn đề khó hiểu, khô khan như vậy mà qua lời của bác, thực sự rất dễ hiểu. Giá hồi đại học mà được đọc cuốn này, thì đã có thể tự trả lời được câu hỏi ở trên rồi. Nhưng sự học chưa bao giờ là muộn, nên nay xin phép được đăng lên đây, để quần chúng nhân dân có thể tiếp cận.

Tải về:

Tải về e-book Luyện lý trí của Nguyễn Hiến Lê

Tôi cũng xin trích ra đây ít dòng trong Lời tựa, để thấy được đại ý của cuốn này:

“Vậy muốn luyện trí óc, ta phải biết lí luận trên những sự thực có thể kiểm soát được, và một khi tập cho thành được một thói quen thì trực giác của ta cũng phát triển mà ta phán đoán sẽ ít sai. Đó là đại ý của tập này.
Tôi không có cao vọng làm một nhà lí luận. Tôi chỉ đọc được một số sách báo về vấn đề đó, rồi ghi lại những lỗi lầm trong lí luận mà chúng ta thường mắc phải, và đưa ra ít nhiều qui tắc để chúng ta thỉnh thoảng coi lại cho nhớ, hầu luyện trí nhớ cho sáng suốt mà phán đoán may ra được vào cái hạn dưới Benjamin Franklin nghĩa là trăm lần thì sai độ tám chục lần thôi, như vậy cũng đã quí lắm rồi. Những qui tắc đó đều giản dị, dễ hiểu. Tiếc thay, chỉ vì không áp dụng nó, nên biết bao lần ta đã có những ý kiến nông nổi, những hành động vô ý thức mà bây giờ nhớ lại, ta không khỏi mắc cỡ”.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.