Phần cứng - Thiết bị số

Bạn biết gì về card đồ họa

Tôi dám cá rằng có nhiều người còn không biết gắn cái thiết bị này vào đâu

I. Card đồ họa và nguyên lí làm việc

Thực ra trong những năm gần đây khi mà cái giá của card đồ họa đang gần với tới túi tiền của người VN hơn thì nó cũng là một vấn đề được người ta qua tâm khá nhiều khi mua một cái máy tính. Và cũng như chipset, nó chẳng khác gì một ma trận, trừ phi bạn là một người cực kì am hiểu công nghệ.

Khái niệm về card đồ họa (graphis card, bo mạch đồ họa hay card màn hình) dùng để chỉ những bo mạch đồ họa được gắn vào máy tính với nhiệm vụ chuyển các hình ảnh được tạo bên trong máy tính thành các tín hiệu điện tử cần thiết mà màn hình máy tính có thể hiển thị lên. Nó quyết định số lượng màu, tần số quét và độ phân giải tối đa có thể được hiển thị. Và những thông số này cũng phải được màn hình máy tính của bạn hỗ trợ. Trên các bo mạch đồ họa có chứa bộ nhớ (VRAM), và chip đồ họa (GPU) riêng dành cho chúng. Ngày nay, bo mạch đồ họa có khả năng xuất tín hiệu qua hai cổng: cổng tín hiệu tương tự (D-Sub) và cổng tín hiệu số (DVI). Cổng tín hiệu số được sử dụng cho các màn hình tinh thể lỏng (LCD) mới hiện nay. Ngoài ra còn có HDMI.

Hiện có loại card đồ họa tích hợp vào mainboard (on-board) và loại gắn rời. Xét về khả năng làm việc thì loại thứ nhất kém cạnh hơn khá nhiều. Đôi khi chúng ta không thấy được điều này, nhưng nếu thử nghiệm với những game như F.E.A.R hay Need for Speed thì bạn sẽ nhận ra ngay. Chúng ta sẽ cùng xem xét nguyên lí làm việc và phân biệt sự khác nhau giữa 2 loại này.     Tiếp tục đọc “Bạn biết gì về card đồ họa”

Phần cứng - Thiết bị số

Chipset và những công nghệ hiện hành

Intel Chipset G33

Khi chọn mua một chiếc mainboard, điều bạn bối rối nhất có lẽ là chipset. Trên thị trường có khá nhiều loại chipset như Intel, VIA, SiS… Không giống như CPU, khái niệm chipset không phải ai cũng  hiểu được. Và nhất là trong thời đại đua tranh công nghệ như hiện nay, điều này càng làm bạn trở nên khó lựa chọn hơn cho nhu cầu của mình.

Mối quan tâm đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi chọn mua bo mạch chủ (BMC) là công nghệ chipset. Nếu coi CPU như một trái tim thì chipset tương tự như bộ não vậy- nó quản lí mọi hoạt động của BMC, từ hoạt động của CPU, bộ nhớ, đồ họa đến các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột, usb… Cái mà chúng ta cần phải phân biệt ở đây là sức mạnh của công nghệ chipset.

Tiếp tục đọc “Chipset và những công nghệ hiện hành”

Phần cứng - Thiết bị số

Lắp ráp máy tính theo nhu cầu – Phần 2

Đến hẹn lại lên, hôm nay Hoàng Hải xin được tiếp tục chuyên đề “Lắp ráp máy vi tính theo nhu cầu” đang dở dang.

NHỮNG ĐÁNH GIÁ BAN ĐẦU

Bạn có thích một chiếc PC tốt, rẻ và nhanh? Ai mà chẳng vậy. Nhưng khi lắp ráp 1 chiếc PC, bạn không có nhiều lựa chọn đến như thế. Mọi sự lựa chọn của bạn đếu phải đặt lên bàn cân, phải có cái được nâng lên, cái bị hạ xuống. Nhất là khi bạn có một khoản tiền không dư giả.

Ở đây chúng ta sẽ cùng phác thảo ra những yếu tố, mà bạn sẽ ưu tiên trong mục đích lắp ráp của mình:

  1. Giá cả
    Không phải ngẫu nhiên mà tôi đưa giá cả làm yếu tố đầu tiên, bạn có chắc rằng khả năng tài chính của mình rất tốt không? Đại đa số chúng ta khi đi mua máy tính thường phải xem mình có bao nhiêu tiền trong túi. Để cho vấn đề không trở nên quá phúc tạp, trước hết bạn nên thiết lập 1 khoảng giá vừa phải, rồi sau đó chúng ta sẽ cùng thêm – bớt sau. Nếu bạn đặt giá quá thấp, bạn sẽ rất khó khăn để lựa chọn hệ thống như ý.
  2. Tính bền bỉ
    Dù ở khoảng giá nào cũng vậy, bạn cũng cần phải chú ý đến vấn đề này. Nó không phải một món đồ chơi, nó là một công cụ phục vụ các nhu cầu học tập, giải trí của bạn, vì vậy nó phải đảm bảo rằng luôn hoạt động đúng. Ít nhất, nó cũng phải chạy được trong vòng vài năm mà không phải dọn dẹp hoặc bảo hành.
    Chúng ta chỉ có thể lựa chọn nhứng linh kiện có chất lượng cao nhất. Điều đó không đồng nghĩa với việc nó chạy nhanh nhất. Với những thứ như CPU và chipset thì bạn nên tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Điển hình như: chíp của Intel thì di với chipset của hãng, chip AMD thì đi với bo mạch chủ của ASUS và chipset nVIDIA. Bộ nguồn chất lượng tốt cũng là một yếu tố quyết định quan trọng đến độ bền bỉ của chiếc PC.
    Bạn đừng quá ham mê những cái giá khuyến mãi, với những linh kiện điện tử, việc chênh lệch nhau 5 – 10$ là đã có vấn đề rồi. Mới đây tôi có nghe nó công ty máy tính NV gì đó bán loại card sound Creative 5.1 Blasster với giá 160k. Thực sự tôi rất sốc, vì tôi mua nó ở Gia Long Computer là 19$. Sau khi xem xét thì tôi thấy rằng đây chỉ là kiểu treo đầu dê bán thịt cày mà thôi. Cái card mà NV quảng cáo thực chất chỉ là Creative 5.1, chứ không phải là Blaster. Tiếp tục đọc “Lắp ráp máy tính theo nhu cầu – Phần 2”
Phần cứng - Thiết bị số

Bạn hiểu gì về Hàng Tray và Box?

 

Khi đi mua linh kiện máy tính, bạn sẽ được người bán hàng hỏi muốn mua hàng tray hay hàng box, hoặc trên bảng báo giá có ghi chú mặt hàng đó là hàng tray hay hàng box. Bạn có thắc mắc về điều này không? Ông bạn tôi đã từng đặt ra câu hỏi như vậy.

Hàng tray...
Hàng tray...


Để đơn giản, chúng ta phân biệt hai khái niệm đó như sau:

  • Hàng Box: Mặt hàng được đóng gói cẩn thận, có đầy đủ phụ kiện hướng dẫn sử dụng và đĩa Driver của nhà sản xuất. Trên bao bì ghi rõ các thông số của sản phẩm.
  • Hàng Tray: Mặt hàng không đầy đủ, có thể có hoặc không có bao bì, tuy cùng mã sản phẩm với hàng Box, nhưng thiếu đi một số phụ kiện mà người mua sẽ phải thêm vào.
.. và hàng box
.. và hàng box

Trên lí thuyết , cả hàng tray và hàng box đều có chất lượng và năng lực hoạt động như nhau. Đối với sản phẩm chip của Intel, hàng Box được đóng gói cẩn thận, quạt và chip được đặt trên một khung giấy chắc chắn, và Intel bảo hành mặt hàng này trong vòng 3 năm đối với người dùng cuối: còn sản phẩm tray (sản phầm không đi cùng quạt làm mát) được sản xuất với mục đích cung cấp cho các công ty máy tính để thiết kế riêng cho máy tính của họ. Mỗi loại máy có một thùng (case) khác nhau, không gian hoạt động khác nhau.  Nhà sản xuất sẽ không phải tốn tiến mua hàng box về, thay vào đó họ sủ dụng hàng tray, để giảm chi phí và lắp quạt làm mát theo nhu cầu. Có thể đó không phải là loại của Inel, mà của CoolerMaster hay một hãng nào đó. Trong quá trình lắp ráp, họ phải mua một lượng dư thừa để để phòng các rủi ro có thể xảy ra. Và bằng một con đường nào đó, các mặt hàng này được các công ty cung cấp link kiện máy tính mua lại và bán ra thị trường. Giá của nó thường rẻ hơn hàng Box.


Với đặc điểm như vậy, hàng tray tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Điều đầu tiên bạn sẽ thấy là bạn không được hỗ trợ trực tiếp từ nhà sản xuất (Ở đây tôi nói đến các linh kiện khác nữa). Với một chế độ bảo hành mập mờ, và những sảm phẩm này không phải là hàng mới hoàn toàn. Đôi khi bạn cầm trên tay một sản phẩm như vậy và không dám chắc rằng nó đã được quay vòng bao nhiêu lần! Tệ hại hơn, đối với một số card màn hình, phiên bản hàng tray và box tuy có cùng tên như nhau, nhưng tốc độ xử lí khác hẳn nhau, và đương nhiên bạn không biết điều này – trừ khi chính bạn mang đi kiểm chứng.

Đây là một lời khuyên không thừa đối với những ai đi mua máy tính. Tôi và bạn tôi cũng đã gặp phải trường hợp này và kết cục là đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Hoàng Hải

Phần cứng - Thiết bị số

Lắp ráp máy tính cá nhân theo nhu cầu – Phần 1

Nếu bạn ko thích laptop
Nếu bạn ko thích laptop

Ý tưởng về việc lắp ráp một chiếc máy tính cá nhân (Personal Computer) dường như chỉ dành cho những người chuyên nghiệp, dân IT. Khi mua một chiếc máy tính, những người ngoại đạo thường phải nhờ đến sự trợ giúp của những người có hiểu biết hoặc có chuyên môn trong lĩnh vực này. Thực tế, công việc này đơn giản chỉ như một trò chơi “Nối đầu A vào khe B” vậy. Những linh kiện điện tử khi được sản xuất ra đều dựa trên những quy chuẩn công nghiệp và có mục đích sử dụng rõ rang. Các thông số kĩ thuật phổ rộng hầu như không phúc tạp với mọi người để hiểu nó. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi nối chúng với nhau mà không lo lắng về việc chúng có vừa vặn hay không. Đương nhiên là cũng có một vài yếu tố phát sinh mà chúng ta sẽ nói sau. Một điều lưu ý là hầu hết những vấn đề không tương thích chỉ xảy ra khi bạn gắn một linh kiện mới với một cái cũ hơn mà thôi.

Tiếp tục đọc “Lắp ráp máy tính cá nhân theo nhu cầu – Phần 1”