Linux

10 câu lệnh để quản lý tiến trình trên Linux bằng Terminal

Terminal của Linux cung cấp một số lượng các câu lệnh khá hữu ích hỗ trợ việc quản lý các tiến trình, kill chúng, hoặc nâng độ ưu tiên cho chúng. Bài viết này sẽ liệt kê 10 câu lệnh cần thiết nhất, từ những câu lệnh cổ điển, truyền thống đến những câu lệnh hiện đại hơn.

Nhiều câu lệnh ở đây cùng thực hiện một chức năng đơn lẻ và có thể kết hợp với nhau – một phần trong triết lý thiết kế chương trình của Unix. Một số câu lệnh, như htop, cung cấp một giao diện thân thiện hơn cả.

top

Câu lệnh top là một phương thức cổ điển nhất để bạn xem việc chiếm dụng tài nguyên hệ thống, và xem những tiến trình nào chiếm dụng tài nguyên nhiều nhất. Những tiến trình chiếm dụng CPU nhiều nhất sẽ được liệt kê đầu tiên.

Để thoát khỏi top hay htop, ấn tổ hợp phím tắt Ctrl + C. Tổ hợp phím này cũng dùng để kill các ứng dụng đang chạy từ Terminal.  Tiếp tục đọc “10 câu lệnh để quản lý tiến trình trên Linux bằng Terminal”

Linux

Quản lý phân vùng ổ cứng trên Linux bằng Fdisk

Fdisk là một tiện ích text-based được sử dụng để xem và quản lý các phân vùng ổ cứng trên Linux. Nó là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể dùng để quản lý phân vùng ổ cứng, nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho những người mới dùng Linux.

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn đi qua những điểm cơ bản nhất của lệnh fdisk để quản lý một bảng phân vùng. Sau khi sử dụng lệnh fdisk, bạn phải sử dụng thêm lệnh mkfs để định dạng phân vùng mới. Chúng ta sẽ làm việc với Terminal.

Sudo và Su

Trên Ubuntu, LinuxMint hoặc các bản phân phối Linux khác, bạn phải có quyền root để sử dụng những công cụ hệ thống. Các lệnh như fdisk hay mkfs fải bắt đầu bằng tiền tố sudo (hoặc su). Sau lần gõ lệnh đầu tiên, các lệnh tiếp theo sẽ không cần phải sử dụng tiền tố này nữa. Tiếp tục đọc “Quản lý phân vùng ổ cứng trên Linux bằng Fdisk”

Linux

Sửa file host trong Ubuntu để vào FB

Tương tự như Windows, bạn cũng phải thêm dải IP vào file host để có thể vào được Facebook. Trong Ubuntu, file host nằm ở thư mục /etc/, và ta có thể sửa nó trực tiếp từ dòng lệnh (trong Terminal), hoặc bằng phần mềm có giao diện.

Trước hết hãy mở Terminal và gõ vào dòng lệnh sau

sudo gedit /etc/hosts

ở đây “gedit” là chương trình bạn dùng để chỉnh sửa. Có thể thay thế bằng vim hoặc editor yêu thích khác.

Tiếp tục đọc “Sửa file host trong Ubuntu để vào FB”

MS Windows · Reviews

Sử dụng DOSBox để chơi các game nền DOS và ứng dụng cũ

Các phiên bản Windows hiện nay đã không còn hỗ trợ đầy đủ các ứng dụng và trò chơi nền tảng DOS. Đây là lý do tại sao tôi khuyên bạn nên dùng DOSBox. DOSBox cung cấp đầy đủ môi trường DOS, cho phép chạy các game và phần mềm cổ điển trên hệ điều hành hiện đại.

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng dòng lệnh của DOSBox, gắn kết các thư mục và sử dụng phím tắt như một chuyên gia.

Bắt đầu

Bạn hoàn toàn tải DOSBox một cách dễ dàng từ trang chủ. DOSBox không chỉ dành riêng cho Windows, có cả phiên bản cho Mac OSX, Linux và các hệ điều hành dự UNIX. Bạn có thể tìm thấy DOSBox trong Trung tâm phần mềm của Ubuntu. Ở đây, bạn còn có thể xem danh sách các trò chơi tương thích với DOSBox ở trang compatibility.

Tiếp tục đọc “Sử dụng DOSBox để chơi các game nền DOS và ứng dụng cũ”

Linux

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Fstab trong Linux

Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng hệ điều hành Linux thì chắc hẳn sẽ có lúc cần phải thay đổi tùy chọn hoặc thiết lập của file hệ thống. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về fstab – có thể giúp chúng ta đơn giản hóa quá trình thực hiện trên.

Vậy Fstab là gì?

Hiểu nôm na rằng đây là bảng các file system của hệ thống trong hệ điều hành. Trước kia, đây là cách chủ yếu để hệ thống kết hợp các file theo cách tự động, nhưng ngày nay chúng ta chỉ cần cắm ổ USB hoặc bất kỳ thiết bị lưu trữ bên ngoài nào với máy tính thì hệ thống sẽ hiển thị thông báo trên khay hệ thống tương tự nhưWindows hoặc Mac. Nhưng đôi khi trong những tình huống đặc biệt thì người dùng phải chỉ định rõ những ổ đĩa, phân vùng nào chính xác để kết nối vào hệ thống bằng lệnh mount.

Như phía trên đã đề cập tới, khi người dùng chỉ định rõ ràng thiết bị nào sau khi kết nối với máy tính thì hệ thống sẽ tự động kết hợp thành 1 phân vùng mới. Và đây cũng là lúc fstab tỏ ra hữu ích. Giả sử rằng chúng ta kết nối ổ cứng bằng chuẩn IDE hoặc SCSI, sau đó máy tính sẽ tải các file hệ thống cần thiết theo nhiều thứ tự khác nhau, và do vậy có thể gây ra nhiều xáo trộn. Fstab được cấu hình, thiết lập để tìm kiếm từng thể loại file hệ thống riêng biệt, sau đó kết hợp chúng theo trật tự thống nhất, qua đó sẽ giảm thiểu được rất nhiều tỉ lệ lỗi xảy ra.

Tiếp tục đọc “Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Fstab trong Linux”

Linux

Thay đổi màn hình đăng nhập Ubuntu Linux

Bạn muốn thay đổi màn hình hiển thị đơn điệu lúc đăng nhập vào Ubuntu? Bạn không biết sẽ làm thế nào? Có lẽ nó sẽ rất cao siêu? Thực sự nó đơn giản hơn bạn nghĩ. Chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có một màn hình đăng nhập theo ý muốn.

Cách đơn giản nhất để thay đổi màn hình đăng nhập

Sử dụng phương pháp này, bạn sẽ có thể tùy chỉnh mọi khía cạnh của màn hình đăng nhập. Nó cho phép bạn thay đổi màn hình đăng nhập như những gì bạn làm với hình nền bàn làm việc vậy. Hãy mở Terminal và gõ vào đấy dòng lệnh sau:

sudo cp /usr/share/applications/gnome-appearance-properties.desktop /usr/share/gdm/autostart/LoginWindow

Bây giờ, logout và bạn sẽ thấy cửa sổ pop up Appearance References hiện ra. Ở đây, bạn có thể thay đổi hình nền, chủ đề, icon theo ý thích.

Tiếp tục đọc “Thay đổi màn hình đăng nhập Ubuntu Linux”

Linux

Biến Ubuntu thành Mac với Macubuntu

Những ai thích thú với giao diện của Mac OS sẽ hoàn toàn hài lòng với điều này, khi mà không đủ tài chính để sở hữu một sản phẩm của Apple. Thay vào đó, bạn có thể biến đổi Ubuntu của bạn một chút, sao cho nó nom giống Mac nhất. Có lẽ tiêu đề làm bạn nghĩ rằng hơi quá, nhưng thực tế là ta chỉ biến môt chút thôi nhé, bằng cách sử dụng Macubuntu (Download ở đây).Mặc dù được thiết kế dành riêng cho Ubuntu, nhưng Macubuntu cũng hoạt đọng được trên các distro Linux họ Debian/GTK.

Tiếp tục đọc “Biến Ubuntu thành Mac với Macubuntu”

Linux

12 lý do nên thử Ubuntu 10.10

Ngay khi vừa ra mắt vào Chủ Nhật tuần qua, Ubuntu 10.10 đã được một sự quan tâm đáng kể của cộng đồng người dùng. Để đáp ứng những mong đợi từ phía họ, Canonical đã cố gắng đưa ra những cập nhật và cải thiện tốt nhất cho phiên bản này. Có thể nói rằng, người ta đã có một cái nhìn khá thiện cảm đối với Ubuntu, ngay từ khi nó mới ra đời, cộng đồng sử dụng cũng như phát triển, phổ biến tài liệu cũng ngày một tăng dần. 12 lý do dưới đây chắc chắn sẽ còn hấp dẫn hơn đối với những doanh nhân.

1. Tốc độ

Ubuntu 10.10 thì nhanh – rất nhanh là đằng khác! Theo báo cáo kiểm nghiệm, ngay bả phiên bản beta cũng chỉ mất 7 giây khởi động. Ai có thể chờ đợi đăng nhập vào Windows khi có việc cần làm? Tiếp tục đọc “12 lý do nên thử Ubuntu 10.10”

Linux

Những thay đổi khi cài đặt Ubuntu 10.10

Sau khi bản Ubuntu 10.10 ra mắt, Open cũng đã có một bài reviews về sự kiện này. Đương nhiên, theo xu thế chung nên cũng tải ngay về file ảnh và cài đặt trên máy ảo VMware.  Quả thực là Ubuntu 10.10 đã thay đổi ngay từ lúc cài đặt! Trực quan, đơn giản và an toàn là những gì mà Open cảm nhận được. Rõ ràng là Ubuntu đang cố gắng hướng đến người dùng bình dân hơn.

Dưới đây là một số thay đổi (cũng là hướng dẫn cài đặt Ubuntu 10.10):

1. Đầu tiên hãy đưa đĩa Ubuntu 10.10 vào máy tính (có thể dùng tạo 1 bộ cài đặt Ubuntu trên USB nếu bạn ko có ổ CD/DVD). Bạn có thể chọn “Try Ubuntu” để trải nghiệm mà không làm ảnh hưởng tới hệ thống sẵn có của bạn. Ở đây Open chọn “Installing Ubuntu …Tiếp tục đọc “Những thay đổi khi cài đặt Ubuntu 10.10”