Miscellaneous

[Tuyển dụng 2018] FPT Nhật Bản cần số lượng lớn kỹ sư cầu nối, CAD, BA, …

Hi all

FPT Nhật Bản (FJP) đang cần một số lượng lớn kỹ sư trong các lĩnh vực sau đây:

  1. Kỹ sư cầu nối (BrSE FOR SOFTWARE PROJECTS )
  2. Kỹ sư thiết kế CAD (CAD DESIGN ENGINEER)
  3. Chuyên viên phân tích nghiệp vụ (BUSINESS ANALYST)
  4. Nhân viên kinh doanh (SALE EXACUTIVE)

⇒Chi tiết mô tả công việc tham khảo trong file excel: FPT Tuyển dụng 2018-02

Anh chị em có mong muốn sang Nhật Bản làm việc, hoặc muốn chuyển đổi môi trường công việc, hãy gửi CV về email dưới đây:

⇒Mail to: hoanghainh@hotmail.com

Lập trình

[PDF]Pro RESTful APIs

Book information

  • Author: Sanjay Patni
  • ISBN-10: 148422664X
  • Year: 2017
  • Pages: 126
  • Language: English

Description

Discover the RESTful technologies, including REST, JSON, XML, JAX-RS web services, SOAP and more, for building today’s microservices, big data applications, and web service applications. This book is based on a course the Oracle-based author is teaching for UC Santa Cruz Silicon Valley which covers architecture, design best practices and coding labs.

Pro RESTful APIs: Design gives you all the fundamentals from the top down: from the top (architecture) through the middle (design) to the bottom (coding). This book is a must have for any microservices or web services developer building applications and services.

What You’ll Learn

  • Discover the key RESTful APIs, including REST, JSON, XML, JAX, SOAP and more
  • Use these for web services and data exchange, especially in today’s big data context Harness XML, JSON, REST, and JAX-RS in examples and case studies
  • Apply best practices to your solutions’ architecture

Who This Book Is For

  • Experienced web programmers and developers.

⇒Link: http://123link.pw/CTYyE9iZ

Lập trình

7 library/tool nên biết khi bắt đầu Machine Learning/Deep Learning trên Python

Bạn đọc thân mến, những dòng dưới đây được tôi cố công dịch lại từ series 「Pythonで始める機械学習入門」(tạm dịch là: Getting Started with Machine Learning by Python), do đó lời văn, từ ngữ sẽ có đôi chỗ khó hiểu, mà vì chính tôi cũng đang học tập bộ môn này, nên sẽ có những thuật ngữ mà bây giờ tôi tạm thời chưa hiểu nó là gì. Dẫu sao thì việc dịch lại, hiệu đính cũng sẽ khắc thêm một lần nhớ cho tôi, nên mong bạn đọc rộng lòng lượng thứ.

Ngôn ngữ lập trình Python được sử dụng một cách rộng rãi trong lĩnh vực Machine Learning, và gần đây, do sự thịnh hành của Machine Learning/Deep Learning mà số lượng người dùng cũng tăng lên. Tuy nhiên, cũng có nhiều người, mặc dù có hứng thú với lĩnh vực này, và cũng muốn tự mình thử nhưng không biết sẽ cần bắt đầu từ đâu. Vì vậy mà trong loạt bài này, tôi sẽ giới thiệu với các bạn những library/tool quan trọng để thực hành machine learning bằng Python.

Dưới đây là 7 library/tool quan trọng mà tôi muốn giới thiệu:

  1. Numpy/Scipy: thư viện tính toán số học cơ bản.
  2. Matplotlib: thư viện dùng để vẽ đồ thị, biểu đồ, v.v…
  3. Jupyter Notebook: Web editor, có thể vừa thực thi vừa confirm kết quả.
  4. Pandas: thư viện xử lý lượng lớn data nhanh chóng.
  5. Scikit-Learn: thư viện chuẩn dành cho Machine Learning của Python.
  6. Gensim: thư viện xử lý ngôn ngữ tự nhiên chuyên biệt về topic model.
  7. TensorFlow: engine/library được phát triển bởi Google dành cho Deep Learning.

Tiếp tục đọc “7 library/tool nên biết khi bắt đầu Machine Learning/Deep Learning trên Python”

Lập trình · Phần cứng - Thiết bị số · RaspberryPi

[RaspberryPi] Cài đặt ban đầu & sử dụng

Gần đây, để phục vụ cho việc học và thực hành GE Predix Exam, tôi đã thử mua một bộ starter kit Raspberry Pi3. Nhân tiện, để không quên mục đích của mình, tôi viết ra đây những tutorial này, để giúp ai đó chưa có điều kiện tổng hợp thông tin, thì có thể xem và làm theo, và để tôi cũng nhớ lại những gì mình đã làm nữa.

Dự định của tôi rất đơn giản, tôi sẽ sử dụng Raspberry Pi như một thiết bị IoT đơn giản, có thể đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, v.v… , rồi gửi những dữ liệu đó lên cloud. Ở phía cloud, tôi sẽ dùng một thư viện nào đó, để phân tích thông tin, phục vụ cho máy học. (chỗ này thì chưa nghĩ xa hơn nữa đâu).

Mục đích của tôi chỉ đơn giản là vậy, và tôi cũng không rõ có làm được không, nhưng dù sao nghĩ ra cái để làm thì mới giải quyết được những bài toán còn lại.

Tiếp tục đọc “[RaspberryPi] Cài đặt ban đầu & sử dụng”

Book

[Ebook] Luyện lý trí – Nguyễn Hiến Lê

8935077148022Hồi còn học đại học, có lần kiếm đâu được trang web của một tiến sĩ người Việt ta làm trong ngành Y ở mãi tận Úc Châu, tôi thích thú lắm. Điều làm tôi thích thú nhất là ông ấy có đề cập đến khái niệm “phương pháp luận khoa học”.  Hồi đó thì tôi không có hiểu cụm từ đó, mà trong trường hình như cũng không có dạy (hoặc tiết học đó tôi nghĩ cũng không biết chừng). Tôi có gửi mail cho ông ấy, hỏi về khái niệm này, và làm sao để sinh viên nước ta ai cũng có thể học được cái kiến thức ấy. Thế nhưng cho mãi đến bây giờ, tôi vẫn chưa nhận được mail trả lời (cũng phải đến 8, 9 năm có lẻ).

Giáo trình chuyên ngành thì tôi nghĩ là nhiều, mà thử tìm thì quả là nhiều thật, nhưng với người ngoại đạo như phần đông quần chúng, thì mấy sách đó không có dùng được. Gần đây, tôi có mua thử cái máy đọc sách Kindle, cũng từ lúc đó mà hứng thú tìm kiếm sách vở của tôi lại tăng lên. Thật tình cờ, tôi lại tìm được cuốn Luyện lý trí của cố nhà văn Nguyễn Hiến Lê. Nghĩ chừng cuốn này có thể giúp ích gì đó, không ngờ lại đụng lại vấn đề mà năm xưa tôi đã thử tìm hiểu. Vốn dĩ đã thích cách hành văn của bác Lê từ cuốn Lịch sử thế giới, rồi Quẳng gánh lo đi và vui sống, cuốn này tôi lại càng thấy thích thú hơn nữa. Vấn đề khó hiểu, khô khan như vậy mà qua lời của bác, thực sự rất dễ hiểu. Giá hồi đại học mà được đọc cuốn này, thì đã có thể tự trả lời được câu hỏi ở trên rồi. Nhưng sự học chưa bao giờ là muộn, nên nay xin phép được đăng lên đây, để quần chúng nhân dân có thể tiếp cận. Tiếp tục đọc “[Ebook] Luyện lý trí – Nguyễn Hiến Lê”

Photography

[National Geographic] Best photos of 2016

Dưới đây là danh sách 51 bức ảnh đẹp nhất năm 2016 do tạp chí National Geographic lựa chọn từ 91 nhiếp ảnh gia, 107 câu chuyện và 2,290,225 bức ảnh.

Xin mời bạn đọc cùng thưởng lãm. Vì bài viết khá dài nên tôi đã chia làm 4 trang.

#1:

rooftop-adapt-1900-1
Kirill Vselensky đứng trên một mái đua ở Moscow là Dima Balashov để chụp ảnh. Anh chàng 24 tuổi, một risktakers được biết đến như là rooftoppers, đã ăn mừng chiến tích của họ trên Instagram. Chụp bởi Gred Lubwig

Tiếp tục đọc “[National Geographic] Best photos of 2016”

Miscellaneous

Logic toán học đằng sau khổ giấy A

Giấy khổ A4 đã trở thành một yếu tố văn phòng phẩm không thể thiếu trong các văn phòng hay hộ gia đình, ở tất cả mọi nơi trên thế giới (ngoại trừ Hoa Kỳ). A3 và A2 tương đối ít phổ biến hơn, và những biến thể A1 và A0 thậm chí còn hiếm hơn nữa. Nhưng liệu bạn có biết còn có loại giấy 2A0 và 4A0 không?

Những tiêu chuẩn hóa về giấy lần đầu tiên được giới thiệu trong thế kỷ 20 và được gán cho tất cả các nơi trên thế giới cho đến ngày nay. Nhưng sự khác biệt giữa các loại giấy kích thước A khác nhau là gì và chúng đã được chuẩn hóa như thế nào?

Tiếp tục đọc “Logic toán học đằng sau khổ giấy A”

Photography

Làm sao điều khiển Khẩu độ và Tốc độ màn trập trên máy ảnh PnS và Entry Level?

digital-cameras

Một độc giả của dPS – Susan – đã hỏi câu hỏi như thế này: “Darren, cảm ơn anh về những bài viết gần đây về khẩu độ và tốc độ màn trập, chúng rất thú vị. Nhưng tôi gặp một vấn đề là chiếc máy ảnh PnS(*) của tôi không cho phép chỉnh tay khẩu độ và tốc độ màn trập. Tôi thực sự muốn điều khiển nhiều hơn khẩu độ và độ sâu trường ảnh – có cách nào để tôi là việc này mà không phải nâng cấp chiếc máy ảnh của mình không?“.

Một câu hỏi thú vị. Không rõ ở thời điểm tôi dịch bài này thì cô Susan ấy đã tìm được một giải pháp cho mình hay chưa. Nếu bạn cũng như cô Susan ấy, thì hãy xem một vài gợi ý của Darren dưới đây nhé. Thật tiếc là độc giả của tôi không hỏi câu đó, có lẽ hầu hết mọi người đều đã mua được một chiếc máy ảnh tốt hơn của Susan rồi. Tiếp tục đọc “Làm sao điều khiển Khẩu độ và Tốc độ màn trập trên máy ảnh PnS và Entry Level?”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về Khẩu độ (Aperture)

Chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu yếu tố cuối cùng trong Tam giác phơi sáng, đó là Khẩu độ (Aperture). Vẫn như các lần trước, bài viết này được lược dịch từ bài viết “Introduction to Aperture in Digital Photography” của tác giả Darren Rowser, trong serie bài viết dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về Nhiếp ảnh số của trang dPs (link tham khảo ở cuối bài viết), và bổ sung thêm ý kiến của tôi.

Trước khi giới thiệu về yếu tố thứ 3, cũng là cuối cùng, cho phép tôi nói điều này. Một khi bạn nắm rõ khẩu độ, bạn sẽ làm chủ sự sáng tạo trên chiếc máy ảnh số của mình, và bạn sẽ nhận ra sự thay đổi đó mang lại những hiệu quả về thị giác đến bất ngờ. Điều đó cũng giống như sự khác nhau giữa những bức ảnh một chiều và đa chiều vậy.

Vậy, Khẩu độ là gì?

Nói một cách đơn giản nó là độ mở của ống kính (lens). Hình dưới đây sẽ cho bạn hình dung rõ nét về khái niệm này.

4319309136_95d5021ba0
Các lá khẩu được bố trí để có có thể thay đổi độ mở của ống kính mà vẫn đảm bảo một hình gần tròn cho ánh sáng lọt qua. Chúng ta sẽ không nói về cấu tạo và cơ chế hoạt động của các lá khẩu ở bài này.

Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về Khẩu độ (Aperture)”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Tìm hiểu về Tốc độ màn trập (Shutter Speed)

Flying Kiss 14 by Marco Redaelli on 500px.com
Flying Kiss 14 by Marco Redaelli on 500px

Trong một bài trước đây, tôi đã giới thiệu với các bạn về Tam giác phơi sáng (Exposure Triangle) như là một cách để thoát khỏi chế độ tự động nhàm chán, và trải nghiệm cảm giác tự mình điều chỉnh độ phơi sáng của bức ảnh của bạn.

Ba yếu tố chính mà bạn có thể điều chỉnh ở đây là ISO (mà tôi đã giới thiệu ở bài trước), Khẩu độ (Aperture) và Tốc độ màn trập (Shutter Speed). Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về Tốc độ màn trập(*).

Tốc độ màn trập là gì?

Như tôi đã viết trong một bài nào đó (?), định nghĩa đơn giản nhất về Tốc độ màn trập là lượng thời gian mà màn trập máy ảnh được mở.
Trong nhiếp ảnh film, đó là độ dài thời gian mà film được phơi sáng trước cảnh vật mà bạn đang chụp, và điều đó cũng tương tự trong máy ảnh số, là độ dài thời gian mà cảm biến máy ảnh ‘nhìn thấy’ cảnh vật mà bạn đang cố gắng chụp.

Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Tìm hiểu về Tốc độ màn trập (Shutter Speed)”