Miscellaneous · Photography

[Street Photography] Những chia sẻ từ NAG Thomas Leuthard

Street photography (tạm dịch là ‘nhiếp ảnh đường phố’), thì dĩ nhiên là… chụp ảnh các con phố (?). Nói một cách vui vẻ thì nó là vậy, nhưng ở đây nó mang ý nghĩa khác. Có khá nhiều bàn cãi xung quanh khái niệm Street photography và Street Life photography. Trong khuôn khổ blog và nhận thức của tôi, thì không nhất thiết phải đau đầu để suy nghĩ về định nghĩa của những khái niệm này, và tôi thống nhất sẽ chỉ gọi chung là Street Photography (vốn dĩ là để tôi dễ bề sắp xếp bài viết của mình theo category mà thôi).

16730439810_f99e85352b_k
Đèn đường (by hoanghainh, 2014)

Tiếp tục đọc “[Street Photography] Những chia sẻ từ NAG Thomas Leuthard”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về ISO

57549-iso_promo

Tiếp nối loạt bài dang dở trong serie bài dịch về Nhiếp ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu từ một vài năm về trước, mình sẽ đi sâu hơn về một trong những yếu tố quan trọng trong Tam giác phơi sáng, đó là ISO. Bài viết này được dịch từ bài “ISO Settings in Digital Photography” trên trang web digital-photography-school.com (Bạn đọc có thể truy cập link sau để đọc bài viết tiếng Anh: http://digital-photography-school.com/iso-settings/).

Có một bạn tên Grant (một độc giả của DPS) đã hỏi rằng: “Tôi thấy mơ hồ về ISO. Đâu là một cài đặt tốt? Có phải lúc nào cũng nên để thấp nhất?”. Mình nghĩ câu hỏi này sẽ đúng cho nhiều bạn sử dụng máy ảnh lần đầu tiên, và có thể là lâu năm. Nhưng trước khi trả lời được câu hỏi của bạn này, thì ta nên xem qua ISO là gì, và nó ảnh hưởng đến một tấm hình ra sao

ISO là gì?

Trong nhiếp ảnh truyền thống (hồi mà còn dùng film tráng đó các bạn), khái niệm ISO dùng để chỉ ra mức độ nhạy sáng của một tấm film. Nó được đo bởi các con số (ví dụ như: 100, 200, 400, 800, v.v…). Con số càng nhỏ, thì độ nhạy sáng của film càng thấp, và độ mịn của bức ảnh bạn chụp càng cao (và ngược lại).
ISO trong nhiếp ảnh số (Digital Photography) đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Về nguyên tắc, nó cũng tương tự như ở nhiếp ảnh truyền thống: số càng nhỏ, thì độ nhạy sáng càng thấp, và độ mịn của ảnh càng cao (dĩ nhiên là cũng có chiều ngược lại).

Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về ISO”

Book · Lập trình

Tổng hợp ebook ngôn ngữ lập trình

Nhân tiện việc sắp xếp lại toàn bộ tài liệu, mình đã upload một phần trong kho ebook về lập trình cho các bạn có nhu cầu, thiết nghĩ cũng là một cách backup trên cloud phòng khi cần dùng đến.

Dưới đây là danh sách các loại tài liệu mà mình đã upload (sẽ còn bổ sung trong thời gian tới): Tiếp tục đọc “Tổng hợp ebook ngôn ngữ lập trình”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Tam giác phơi sáng

Bài viết được lược dịch từ bài báo của tác giả Darren Rowser, được đăng tải trên trang web digital-photography-school.com. Các bạn có thể theo dõi bài viết gốc bằng tiếng Anh ở đây. Một vài chi tiết trong bản dịch này có thể sẽ khác với bản gốc.

Nhiếp ảnh gia Bryan Peterson đã xuất bản một cuốn sách về nhiếp ảnh với tiêu đề “Understanding Exposure”, rất thích hợp với những ai muốn thoát khỏi chế độ Auto của máy ảnh kỹ thuật số và trải nghiệm cảm giác điều khiển các thông số chụp ảnh bằng tay.

Trong tác phẩm của mình, Bryan Peterson làm rõ ba yếu tố cần được xem xét khi thực hành với phơi sáng (exposure), và ông gọi đó là ‘tam giác phơi sáng’ (nguyên bản: the exposure triangle).

Mỗi một khía cạnh trong bộ 3 yếu tố này liên quan đến ánh sáng, và cách thức chúng đi vào và tương tác với máy ảnh.

Ba yếu tố ở đây là:

1 – ISO: thước đo độ nhạy cảm với ánh sáng của cảm biến máy ảnh số.

2 – Aperture: khẩu độ của ống kính máy ảnh khi bức ảnh được chụp.

3 – Shutter speed: tốc độ của màn trập máy ảnh.

Có một mối liên quan mật thiết giữa 3 yếu tố này khi chúng ta thực hiện phơi sáng một tấm ảnh.

Điều quan trọng ở đây là, nếu thay đổi một yếu tố bất kỳ thì đều ảnh hưởng đến 2 yếu tố còn lại. Điều đó có nghĩa là bạn không thể cô lập được một yếu tố khỏi hai yếu tố còn lại, bạn luôn phải quan tâm đến cả ba yếu tố đó cùng một lúc. Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Tam giác phơi sáng”

Photography

Sử dụng các đường chủ đạo trong bố cục ảnh

[Open] Bài viết này được mình dịch lại từ nguyên bản tiếng anh của tác giả Anne McKinnell trên website Digital Photography School. Mời các bạn click vào link này để truy cập phiên bản gốc. Mọi sự  sao chép đều phải ghi rõ nguồn gốc. Để đóng góp cho bài viết và quan điểm, xin hãy để lại nhận xét.

Đường chủ đạo (leading lines) là cách trực quan để dẫn mắt người xem qua khung hình của bạn, từ đó hướng tới chủ thể của bức hình. Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phát hiện và làm chủ các đường chủ đạo này trong tự nhiên để hoàn thiện hơn bố cục bức hình của bạn.

Đường chủ đạo tạo ra một hướng nhìn  cho mắt người xem thông qua các yếu tố khác nhau trên khung hình. Thông thường, người ta hay bắt đầu từ phần dưới cùng của khung hình, và dẫn người xem lên phía trên, hoặc vào phía trong, từ cận cảnh đến khung nền, hướng người xem vào chủ thể chính.

Cách đơn giản nhất để nhận ra đường chủ đạo, chính là sử dụng ngay các con đường có sẵn trong tự nhiên. Vốn dĩ, các con đường đã là đường chủ đạo, bởi vì nó là nơi chúng ta đi lại, tạo ra cảm giác chuyển động trên khung hình, và thông thường các con đường luôn có một điểm cuối biến mất vào sâu thẳm – nơi hai hay nhiều “dòng chảy” hội tụ ở vô cực.

Avenue of Oaks, South Carolina, by Anne McKinnell
Các đường chủ đạo hội tụ lại một điểm ở vô cùng

Tiếp tục đọc “Sử dụng các đường chủ đạo trong bố cục ảnh”

Lập trình · Linux

How to install Python 2.7 and 3.3 on CentOS 6

CentOS 6.2 and 6.3 ships with Python 2.6.6. You can manually install Python 2.7 and Python 3.3 but you must be careful to leave the system version alone. Several critical utilities, for example yum, depend on Python 2.6.6 and if you replace it bad things will happen.

Below are the steps necessary to install Python 2.7.3 and Python 3.3.0 without touching the system version of Python. The procedure is exactly the same for both versions except for the filenames. People have reported that this also works for CentOS 5.8 but I haven’t tested that. Execute all the commands below as root either by logging in as root or by using sudo.

Install development tools

In order to compile Python you must first install the development tools and a few extra libs. The extra libs are not strictly needed to compile Python but without them your new Python interpreter will be quite useless.

# yum groupinstall "Development tools"
# yum install zlib-devel bzip2-devel openssl-devel ncurses-devel sqlite-devel readline-devel tk-devel

Download and install Python

It is critical that you use make altinstall below. If you use make install you will end up with two different versions of Python in the filesystem both named python. This can lead to problems that are very hard to diagnose.

Download and install Python 2.7.3

# wget http://python.org/ftp/python/2.7.3/Python-2.7.3.tar.bz2
# tar xf Python-2.7.3.tar.bz2
# cd Python-2.7.3
# ./configure --prefix=/usr/local
# make && make altinstall Tiếp tục đọc "How to install Python 2.7 and 3.3 on CentOS 6" 
MS Windows

Hướng dẫn cài đặt Windows 8 song song hệ điều hành hiện có

Bạn muốn khám phá bản thử nghiệm mới nhất của Windows 8, nhưng e ngại sẽ ảnh hưởng đến hệ thống hiện tại? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chạy Windows 8 song song với hệ điều hành hiện tại, để trở về trạng thái cũ bất cứ khi nào mình muốn.

Consumer Preview là phiên bản Windows 8 được ra mắt để người dùng thử nghiệm và đánh giá về hệ điều hành mới. Do vậy, phiên bản này ổn định và nhắm đến người dùng nhiều hơn so với phiên bản Developer Preview được ra mắt vào năm ngoái.
Nếu nóng lòng muốn trải nghiệm hệ điều hành mới nhất của Windows 8, nhưng vẫn muốn đảm bảo một giải pháp an toàn để quay trở lại hệ điều hành cũ nếu không muốn tiếp tục sử dụng, cài đặt song song Windwos 8 và hệ điều hành sẵn có trên máy tính là giải pháp hiệu quả nhất.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách thức để thực hiện điều này. Tiếp tục đọc “Hướng dẫn cài đặt Windows 8 song song hệ điều hành hiện có”
Miscellaneous

Thông báo về việc tải ebook tại studylinux

Gửi bạn đọc thân mến của studylinux

Trong thời gian gần đây, blog có thêm chuyên mục ebook, chủ  yếu về lập trình và hệ thống mạng. Các tài liệu này được Hoàng Hải tổng hợp từ nhiều nguồn, và cố gắng up lên MF để bạn đọc tiện tải về. Tuy  nhiên, do vấn đề về bản quyền, nhiều tài liệu và phần mềm trên kho lưu trữ cá nhân của Hoàng Hải đã bị dỡ bỏ (và do Hoàng Hải tự dỡ bỏ). Nguyên nhân sâu xa cũng là cho 2 đạo luận SOFA và FIFA được dự thảo gần đây (mặc dù nó bị trì hoãn vô thời hạn). Tôi rất láy làm tiếc về sự cố này, và hi vọng trong thời gian tới sẽ khắc phục được. Tạm thời, những link download gần đây sẽ được cập nhật, các tệp tin sẽ được nén với mật mã trước khi upload, ngoài ra cũng đặt thêm mật khẩu để download. Mong bạn đọc thông cảm cho sự bất tiện này.

Thân 🙂

Linux

10 câu lệnh để quản lý tiến trình trên Linux bằng Terminal

Terminal của Linux cung cấp một số lượng các câu lệnh khá hữu ích hỗ trợ việc quản lý các tiến trình, kill chúng, hoặc nâng độ ưu tiên cho chúng. Bài viết này sẽ liệt kê 10 câu lệnh cần thiết nhất, từ những câu lệnh cổ điển, truyền thống đến những câu lệnh hiện đại hơn.

Nhiều câu lệnh ở đây cùng thực hiện một chức năng đơn lẻ và có thể kết hợp với nhau – một phần trong triết lý thiết kế chương trình của Unix. Một số câu lệnh, như htop, cung cấp một giao diện thân thiện hơn cả.

top

Câu lệnh top là một phương thức cổ điển nhất để bạn xem việc chiếm dụng tài nguyên hệ thống, và xem những tiến trình nào chiếm dụng tài nguyên nhiều nhất. Những tiến trình chiếm dụng CPU nhiều nhất sẽ được liệt kê đầu tiên.

Để thoát khỏi top hay htop, ấn tổ hợp phím tắt Ctrl + C. Tổ hợp phím này cũng dùng để kill các ứng dụng đang chạy từ Terminal.  Tiếp tục đọc “10 câu lệnh để quản lý tiến trình trên Linux bằng Terminal”

Linux

Quản lý phân vùng ổ cứng trên Linux bằng Fdisk

Fdisk là một tiện ích text-based được sử dụng để xem và quản lý các phân vùng ổ cứng trên Linux. Nó là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể dùng để quản lý phân vùng ổ cứng, nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho những người mới dùng Linux.

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn đi qua những điểm cơ bản nhất của lệnh fdisk để quản lý một bảng phân vùng. Sau khi sử dụng lệnh fdisk, bạn phải sử dụng thêm lệnh mkfs để định dạng phân vùng mới. Chúng ta sẽ làm việc với Terminal.

Sudo và Su

Trên Ubuntu, LinuxMint hoặc các bản phân phối Linux khác, bạn phải có quyền root để sử dụng những công cụ hệ thống. Các lệnh như fdisk hay mkfs fải bắt đầu bằng tiền tố sudo (hoặc su). Sau lần gõ lệnh đầu tiên, các lệnh tiếp theo sẽ không cần phải sử dụng tiền tố này nữa. Tiếp tục đọc “Quản lý phân vùng ổ cứng trên Linux bằng Fdisk”