Photography

[National Geographic] Best photos of 2016

Dưới đây là danh sách 51 bức ảnh đẹp nhất năm 2016 do tạp chí National Geographic lựa chọn từ 91 nhiếp ảnh gia, 107 câu chuyện và 2,290,225 bức ảnh.

Xin mời bạn đọc cùng thưởng lãm. Vì bài viết khá dài nên tôi đã chia làm 4 trang.

#1:

rooftop-adapt-1900-1
Kirill Vselensky đứng trên một mái đua ở Moscow là Dima Balashov để chụp ảnh. Anh chàng 24 tuổi, một risktakers được biết đến như là rooftoppers, đã ăn mừng chiến tích của họ trên Instagram. Chụp bởi Gred Lubwig

Tiếp tục đọc “[National Geographic] Best photos of 2016”

Photography

Làm sao điều khiển Khẩu độ và Tốc độ màn trập trên máy ảnh PnS và Entry Level?

digital-cameras

Một độc giả của dPS – Susan – đã hỏi câu hỏi như thế này: “Darren, cảm ơn anh về những bài viết gần đây về khẩu độ và tốc độ màn trập, chúng rất thú vị. Nhưng tôi gặp một vấn đề là chiếc máy ảnh PnS(*) của tôi không cho phép chỉnh tay khẩu độ và tốc độ màn trập. Tôi thực sự muốn điều khiển nhiều hơn khẩu độ và độ sâu trường ảnh – có cách nào để tôi là việc này mà không phải nâng cấp chiếc máy ảnh của mình không?“.

Một câu hỏi thú vị. Không rõ ở thời điểm tôi dịch bài này thì cô Susan ấy đã tìm được một giải pháp cho mình hay chưa. Nếu bạn cũng như cô Susan ấy, thì hãy xem một vài gợi ý của Darren dưới đây nhé. Thật tiếc là độc giả của tôi không hỏi câu đó, có lẽ hầu hết mọi người đều đã mua được một chiếc máy ảnh tốt hơn của Susan rồi. Tiếp tục đọc “Làm sao điều khiển Khẩu độ và Tốc độ màn trập trên máy ảnh PnS và Entry Level?”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về Khẩu độ (Aperture)

Chào các bạn, hôm nay tôi sẽ giới thiệu yếu tố cuối cùng trong Tam giác phơi sáng, đó là Khẩu độ (Aperture). Vẫn như các lần trước, bài viết này được lược dịch từ bài viết “Introduction to Aperture in Digital Photography” của tác giả Darren Rowser, trong serie bài viết dành cho người mới bắt đầu tìm hiểu về Nhiếp ảnh số của trang dPs (link tham khảo ở cuối bài viết), và bổ sung thêm ý kiến của tôi.

Trước khi giới thiệu về yếu tố thứ 3, cũng là cuối cùng, cho phép tôi nói điều này. Một khi bạn nắm rõ khẩu độ, bạn sẽ làm chủ sự sáng tạo trên chiếc máy ảnh số của mình, và bạn sẽ nhận ra sự thay đổi đó mang lại những hiệu quả về thị giác đến bất ngờ. Điều đó cũng giống như sự khác nhau giữa những bức ảnh một chiều và đa chiều vậy.

Vậy, Khẩu độ là gì?

Nói một cách đơn giản nó là độ mở của ống kính (lens). Hình dưới đây sẽ cho bạn hình dung rõ nét về khái niệm này.

4319309136_95d5021ba0
Các lá khẩu được bố trí để có có thể thay đổi độ mở của ống kính mà vẫn đảm bảo một hình gần tròn cho ánh sáng lọt qua. Chúng ta sẽ không nói về cấu tạo và cơ chế hoạt động của các lá khẩu ở bài này.

Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về Khẩu độ (Aperture)”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Tìm hiểu về Tốc độ màn trập (Shutter Speed)

Flying Kiss 14 by Marco Redaelli on 500px.com
Flying Kiss 14 by Marco Redaelli on 500px

Trong một bài trước đây, tôi đã giới thiệu với các bạn về Tam giác phơi sáng (Exposure Triangle) như là một cách để thoát khỏi chế độ tự động nhàm chán, và trải nghiệm cảm giác tự mình điều chỉnh độ phơi sáng của bức ảnh của bạn.

Ba yếu tố chính mà bạn có thể điều chỉnh ở đây là ISO (mà tôi đã giới thiệu ở bài trước), Khẩu độ (Aperture) và Tốc độ màn trập (Shutter Speed). Hôm nay, tôi sẽ giới thiệu với các bạn về Tốc độ màn trập(*).

Tốc độ màn trập là gì?

Như tôi đã viết trong một bài nào đó (?), định nghĩa đơn giản nhất về Tốc độ màn trập là lượng thời gian mà màn trập máy ảnh được mở.
Trong nhiếp ảnh film, đó là độ dài thời gian mà film được phơi sáng trước cảnh vật mà bạn đang chụp, và điều đó cũng tương tự trong máy ảnh số, là độ dài thời gian mà cảm biến máy ảnh ‘nhìn thấy’ cảnh vật mà bạn đang cố gắng chụp.

Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Tìm hiểu về Tốc độ màn trập (Shutter Speed)”

Miscellaneous · Photography

[Street Photography] Những chia sẻ từ NAG Thomas Leuthard

Street photography (tạm dịch là ‘nhiếp ảnh đường phố’), thì dĩ nhiên là… chụp ảnh các con phố (?). Nói một cách vui vẻ thì nó là vậy, nhưng ở đây nó mang ý nghĩa khác. Có khá nhiều bàn cãi xung quanh khái niệm Street photography và Street Life photography. Trong khuôn khổ blog và nhận thức của tôi, thì không nhất thiết phải đau đầu để suy nghĩ về định nghĩa của những khái niệm này, và tôi thống nhất sẽ chỉ gọi chung là Street Photography (vốn dĩ là để tôi dễ bề sắp xếp bài viết của mình theo category mà thôi).

16730439810_f99e85352b_k
Đèn đường (by hoanghainh, 2014)

Tiếp tục đọc “[Street Photography] Những chia sẻ từ NAG Thomas Leuthard”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về ISO

57549-iso_promo

Tiếp nối loạt bài dang dở trong serie bài dịch về Nhiếp ảnh cơ bản cho người mới bắt đầu từ một vài năm về trước, mình sẽ đi sâu hơn về một trong những yếu tố quan trọng trong Tam giác phơi sáng, đó là ISO. Bài viết này được dịch từ bài “ISO Settings in Digital Photography” trên trang web digital-photography-school.com (Bạn đọc có thể truy cập link sau để đọc bài viết tiếng Anh: http://digital-photography-school.com/iso-settings/).

Có một bạn tên Grant (một độc giả của DPS) đã hỏi rằng: “Tôi thấy mơ hồ về ISO. Đâu là một cài đặt tốt? Có phải lúc nào cũng nên để thấp nhất?”. Mình nghĩ câu hỏi này sẽ đúng cho nhiều bạn sử dụng máy ảnh lần đầu tiên, và có thể là lâu năm. Nhưng trước khi trả lời được câu hỏi của bạn này, thì ta nên xem qua ISO là gì, và nó ảnh hưởng đến một tấm hình ra sao

ISO là gì?

Trong nhiếp ảnh truyền thống (hồi mà còn dùng film tráng đó các bạn), khái niệm ISO dùng để chỉ ra mức độ nhạy sáng của một tấm film. Nó được đo bởi các con số (ví dụ như: 100, 200, 400, 800, v.v…). Con số càng nhỏ, thì độ nhạy sáng của film càng thấp, và độ mịn của bức ảnh bạn chụp càng cao (và ngược lại).
ISO trong nhiếp ảnh số (Digital Photography) đo độ nhạy sáng của cảm biến ảnh. Về nguyên tắc, nó cũng tương tự như ở nhiếp ảnh truyền thống: số càng nhỏ, thì độ nhạy sáng càng thấp, và độ mịn của ảnh càng cao (dĩ nhiên là cũng có chiều ngược lại).

Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Giới thiệu về ISO”

Photography

[Nhiếp ảnh cơ bản] Tam giác phơi sáng

Bài viết được lược dịch từ bài báo của tác giả Darren Rowser, được đăng tải trên trang web digital-photography-school.com. Các bạn có thể theo dõi bài viết gốc bằng tiếng Anh ở đây. Một vài chi tiết trong bản dịch này có thể sẽ khác với bản gốc.

Nhiếp ảnh gia Bryan Peterson đã xuất bản một cuốn sách về nhiếp ảnh với tiêu đề “Understanding Exposure”, rất thích hợp với những ai muốn thoát khỏi chế độ Auto của máy ảnh kỹ thuật số và trải nghiệm cảm giác điều khiển các thông số chụp ảnh bằng tay.

Trong tác phẩm của mình, Bryan Peterson làm rõ ba yếu tố cần được xem xét khi thực hành với phơi sáng (exposure), và ông gọi đó là ‘tam giác phơi sáng’ (nguyên bản: the exposure triangle).

Mỗi một khía cạnh trong bộ 3 yếu tố này liên quan đến ánh sáng, và cách thức chúng đi vào và tương tác với máy ảnh.

Ba yếu tố ở đây là:

1 – ISO: thước đo độ nhạy cảm với ánh sáng của cảm biến máy ảnh số.

2 – Aperture: khẩu độ của ống kính máy ảnh khi bức ảnh được chụp.

3 – Shutter speed: tốc độ của màn trập máy ảnh.

Có một mối liên quan mật thiết giữa 3 yếu tố này khi chúng ta thực hiện phơi sáng một tấm ảnh.

Điều quan trọng ở đây là, nếu thay đổi một yếu tố bất kỳ thì đều ảnh hưởng đến 2 yếu tố còn lại. Điều đó có nghĩa là bạn không thể cô lập được một yếu tố khỏi hai yếu tố còn lại, bạn luôn phải quan tâm đến cả ba yếu tố đó cùng một lúc. Tiếp tục đọc “[Nhiếp ảnh cơ bản] Tam giác phơi sáng”