Lập trình · Phần cứng - Thiết bị số · RaspberryPi

[RaspberryPi] Cài đặt ban đầu & sử dụng


Gần đây, để phục vụ cho việc học và thực hành GE Predix Exam, tôi đã thử mua một bộ starter kit Raspberry Pi3. Nhân tiện, để không quên mục đích của mình, tôi viết ra đây những tutorial này, để giúp ai đó chưa có điều kiện tổng hợp thông tin, thì có thể xem và làm theo, và để tôi cũng nhớ lại những gì mình đã làm nữa.

Dự định của tôi rất đơn giản, tôi sẽ sử dụng Raspberry Pi như một thiết bị IoT đơn giản, có thể đo đạc nhiệt độ, độ ẩm, v.v… , rồi gửi những dữ liệu đó lên cloud. Ở phía cloud, tôi sẽ dùng một thư viện nào đó, để phân tích thông tin, phục vụ cho máy học. (chỗ này thì chưa nghĩ xa hơn nữa đâu).

Mục đích của tôi chỉ đơn giản là vậy, và tôi cũng không rõ có làm được không, nhưng dù sao nghĩ ra cái để làm thì mới giải quyết được những bài toán còn lại.

Chuẩn bị thiết bị cần thiết

 

# Tên thiết bị Link mua (tham khảo) Giá

(Yên Nhật)

Ghi chú
1 Raspberry Pi3 Model B http://amzn.asia/j5mcnDk 5,780 Bộ này đã bao gồm clear case.
2 Nguồn cấp điện (output 5V 3A) http://amzn.asia/7vQ8Bw7 1,580 Mặc dù Raspberry Pi3 cũng có thể dùng chung nguồn với version trước, hoặc bất kỳ nguồn xuất nào là 5V 2A trở lên, nhưng do tôi dự định sẽ gắn nhiều thiết bị, nên tuân theo khuyến cáo của NSX.
3 Bột starter kit cho IoT http://amzn.asia/4ZfT1hj 3,380
4 Thẻ nhớ MicroSD 64GB ~3,000 Nên mua loại thẻ nhớ của các hãng nổi tiếng, và đắt tiền một chút. Bạn sẽ làm việc nhiều trên đó, chứ không đơn thuần chỉ là lưu trữ.
5 Bàn phím, chuột, cable HDMI ~2,500 Thực tế là tôi chỉ sử dụng những thiết bị này lúc thật cần thiết. Hầu hết thời gian sẽ thao tác qua SSH từ máy tính cá nhân.

 

Cài đặt cơ bản

Bước đầu tiên cần làm là cài đặt hệ điều hành cho Raspberry Pi3. Có rất nhiều hướng dẫn, tốt nhất tham khảo hướng dẫn dưới đây:

https://raspberrypi.vn/thu-thuat-raspberry-pi/huong-dan-cai-dieu-hanh-cho-raspberry-pi-2457.pi

 

Ở đây, tôi cài hệ điều hành Raspbian.

Tiếp theo, sau khi đã hoàn thành bước trên, bạn cần làm những việc sau:

  • Gắn thẻ nhớ ở trên vào khe thẻ nhớ trên thân Raspberry Pi3 (từ giờ tôi sẽ gọi nó là Pi3)
  • Gắn chuột, bàn phím vào cổng USB. (Pi3 có tới 4 cổng USB, khá là tiện lợi!)
  • Gắn cáp HDMI vào thân Pi3 và màn hình (có thể tận dụng một màn hình TV cũng được).
  • Cấp nguồn qua cổng MicroUSB và chờ đợi Pi3 khởi động.

Quá trình khởi động của Raspbian khá nhanh, và bạn cũng không cần làm gì nhiều ngoài next và next. Nếu có một kết nối mạng wifi thì bạn có thể sử dụng ở Pi3, hoặc dùng cổng Ethernet để cấp mạng cho Pi3 cũng không vấn đề gì. Do cần mang Pi3 khắp phòng, nên tôi ưu tiên kết nối wifi.

Mặc định, bạn sẽ vào tài khoản pi và không cần nhập gì nữa, tuy nhiên, nếu muốn thì bạn hãy nhớ password mặc định của tài khoản này là “raspberry” (không có dấu “” đâu nhé). Nếu muốn bạn có thể đổi mật khẩu mặc định này.

Sau khi đã vào được giao diện desktop của Raspbian, bạn nên enable kết nối SSH để có thể làm việc với terminal từ xa. Có 2 cách để làm điều này:

  • Mở màn hình Raspberry Pi Configuration từ menu Preferences.
    • Ở dialog này, di chuyển đến tab Interfaces, lựa chọn Enable ở SSH.
    • Click OK.
  • Ở terminal, gõ dòng lệnh sau:
    • sudo raspi-config
      • Lựa chọn Interfacing Options
      • Di chuyển và lựa chọn SSH
      • Chọn Yes, rồi OK, sau đó là Finish.

Có thể cần khởi động lại Pi3 để các cài đặt này có hiệu lực.

 

Để có thể truy cập thông qua SSH, thì ở phía client (ở đây, tôi sử dụng một máy tính cài Windows trong cùng mạng LAN với Pi3), bạn nên cài phần mềm để kết nối SSH.

Có thể dùng command line của Windows cũng được, nhưng tôi thích dùng Putty hơn (cũng có những phần mềm khác nữa, điều đó là tùy sở thích của bạn).

Ở Terminal của Pi3, dùng câu lệnh ifconfig để biết địa chỉ IP hiện tại của Pi3 là gì, rồi sử dụng địa chỉ đó để kết nối ở SSH client.

 

Well, done!

Đến đây thì bạn bắt đầu like a hacker rồi đấy. Chúng ta sẽ tiếp tục ở các bài khác nhé.

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.