Linux

10 câu lệnh để quản lý tiến trình trên Linux bằng Terminal

Terminal của Linux cung cấp một số lượng các câu lệnh khá hữu ích hỗ trợ việc quản lý các tiến trình, kill chúng, hoặc nâng độ ưu tiên cho chúng. Bài viết này sẽ liệt kê 10 câu lệnh cần thiết nhất, từ những câu lệnh cổ điển, truyền thống đến những câu lệnh hiện đại hơn.

Nhiều câu lệnh ở đây cùng thực hiện một chức năng đơn lẻ và có thể kết hợp với nhau – một phần trong triết lý thiết kế chương trình của Unix. Một số câu lệnh, như htop, cung cấp một giao diện thân thiện hơn cả.

top

Câu lệnh top là một phương thức cổ điển nhất để bạn xem việc chiếm dụng tài nguyên hệ thống, và xem những tiến trình nào chiếm dụng tài nguyên nhiều nhất. Những tiến trình chiếm dụng CPU nhiều nhất sẽ được liệt kê đầu tiên.

Để thoát khỏi top hay htop, ấn tổ hợp phím tắt Ctrl + C. Tổ hợp phím này cũng dùng để kill các ứng dụng đang chạy từ Terminal.  Tiếp tục đọc “10 câu lệnh để quản lý tiến trình trên Linux bằng Terminal”

Linux

Quản lý phân vùng ổ cứng trên Linux bằng Fdisk

Fdisk là một tiện ích text-based được sử dụng để xem và quản lý các phân vùng ổ cứng trên Linux. Nó là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất mà bạn có thể dùng để quản lý phân vùng ổ cứng, nhưng nó cũng gây không ít khó khăn cho những người mới dùng Linux.

Hướng dẫn này sẽ giúp bạn đi qua những điểm cơ bản nhất của lệnh fdisk để quản lý một bảng phân vùng. Sau khi sử dụng lệnh fdisk, bạn phải sử dụng thêm lệnh mkfs để định dạng phân vùng mới. Chúng ta sẽ làm việc với Terminal.

Sudo và Su

Trên Ubuntu, LinuxMint hoặc các bản phân phối Linux khác, bạn phải có quyền root để sử dụng những công cụ hệ thống. Các lệnh như fdisk hay mkfs fải bắt đầu bằng tiền tố sudo (hoặc su). Sau lần gõ lệnh đầu tiên, các lệnh tiếp theo sẽ không cần phải sử dụng tiền tố này nữa. Tiếp tục đọc “Quản lý phân vùng ổ cứng trên Linux bằng Fdisk”

Linux

Quay lại giao diện GNOME truyền thống trên Ubuntu 11.10

00_classic_gnome_desktop_with_menu
Giao diện GNOME truyền thống

Mặc định Ubuntu 11.10 sử dụng môi trường Unity. Theo quan điểm của mình, nó khá hay, thuận tiện và đẹp mắt. Nhưng GNOME vẫn gắn bó với người dùng Ubuntu hơn, và đó là lý do bạn nên đọc bài viết này. Để sử dụng GNOME, bạn phải cài đặt nó.

Trước hết, hãy mở Terminal (Ctrl + Alt + T) và gõ vào dòng lệnh sau:

sudo apt-get install gnome-session-fallback

Nhập mật khẩu của root vào.   Tiếp tục đọc “Quay lại giao diện GNOME truyền thống trên Ubuntu 11.10”

Lập trình

Sử dụng Web Developer Tools của Firefox

Web Developer Tools của Firefox là một công cụ mạnh mẽ cho phép các lập trình viên kiểm tra trang web, thực hiện mã JavaScript, xem thông tin HTTP request và các thông điệp khác. Từ Firefox 10, công cụ này được bổ sung thêm Inspector và cập nhật Scratchpad.

Với những tính năng mới mẻ, kết hợp với add-on Firebug, Firefox sẽ trở thành môi trường lý tưởng để các nhà phát triển web thử nghiệm, kiểm tra sản phẩm của mình. Tất cả đều ở trong menu Tool > Web Developer.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng lướt qua những tính năng của bộ công cụ này.

Tiếp tục đọc “Sử dụng Web Developer Tools của Firefox”

MS Windows

FileREX – Dễ dàng cập nhật phần mềm cho Windows

Nếu bạn ưa thích tìm kiếm và tải về các bản cập nhật phần mềm cho Windows của mình? FileREX sẽ giúp bạn làm điều đó một cách tự động. Ngoài việc cập nhật hệ điều hành, FileREX bổ sung thêm 10.000+ phần mềm khác, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm chúng và tải về cài đặt.

Chỉ đơn giản là mở chương trình lên, sau 20s một danh sách các bản cập nhật sẽ hiển thị. Để tải về bạn click lên mục “Download” tương ứng.

Giao diện chính của FileREX

Tiếp tục đọc “FileREX – Dễ dàng cập nhật phần mềm cho Windows”

MS Windows

Ẩn thư mục “siêu mạnh” trong Windows

Hầu hết chúng ta đểu biết tính năng ẩn thư mục của Windows, và cũng biết cách làm sao để thấy được nó. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn một cách thức ẩn thư mục mạnh mẽ hơn, mà ko cần đến sự trợ giúp của phần mềm nào khác.

Gần như mọi người đều biết rằng đẻ ẩn một thư mục hay tập tin trong Windows thì chỉ cần click chuột phải, chọn Properties, tích vào “Hidden“, và cuối cùng là Apply. Nhưng nó quá dễ, chỉ cần một vài thao tác là ta có thể hiện lại toàn bộ các thư mục đã ẩn. Nếu bạn ngại phải sử dụng phần mềm nào đó để can thiệp (đa phần là mất phí) thì cách sau đây sẽ giúp bạn ẩn thư mục của mình mạnh mẽ hơn.

Thực ra nguyên tắc của nó rất đơn giản, biến tập tin (hoặc thư mục) thành một phần quan trọng của hệ điều hành. Trước hết hãy mở cửa sổ dòng lệnh (Command Promt) bằng tổ hợp Windows + R (hoặc menu Start > Run), gõ “cmd” vào đó và ấn enter.

Mở Command Prompt

Tiếp tục đọc “Ẩn thư mục “siêu mạnh” trong Windows”

Linux

Sửa file host trong Ubuntu để vào FB

Tương tự như Windows, bạn cũng phải thêm dải IP vào file host để có thể vào được Facebook. Trong Ubuntu, file host nằm ở thư mục /etc/, và ta có thể sửa nó trực tiếp từ dòng lệnh (trong Terminal), hoặc bằng phần mềm có giao diện.

Trước hết hãy mở Terminal và gõ vào dòng lệnh sau

sudo gedit /etc/hosts

ở đây “gedit” là chương trình bạn dùng để chỉnh sửa. Có thể thay thế bằng vim hoặc editor yêu thích khác.

Tiếp tục đọc “Sửa file host trong Ubuntu để vào FB”

MS Windows

Memory Cleaner – Công cụ hữu hiệu tối ưu hóa RAM

Hầu hết các công cụ tối ưu hóa RAM đều không hiệu quả, do chương trình quản lý của Windows đã khá tốt và chúng thường chỉ tương thích với các phiên bản Windows cũ.

Cách tiếp cận của Memory Cleaner hoàn toàn khác, nó sử dụng tính năng quản lý bộ nhớ sẵn có của Windows để làm trống bộ nhớ RAM một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng tới hiệu năng của hệ thống. Bạn có thể sử dụng chức năng làm sạch RAM thông qua biểu tượng ở khay hệ thống mà không cần mở chương trình chính. Phần mềm có hai chế độ: cho phép tự động làm sạch trong  yên lặng, hoặc thông báo dung lượng RAM được phục hồi vắn tắt.

Tiếp tục đọc “Memory Cleaner – Công cụ hữu hiệu tối ưu hóa RAM”

MS Windows

Mang giao diện Metro của Windows 8 sang Windows 7 với Mosaic

Mosaic
Giao diện Metro của Windows 8

Bạn thực sự muốn trải nghiệm giao diện Metro của Windows 8 nhưng vẫn e ngại khi cài nó? Có một cách an toàn hơn rất nhiều, cài đặt giao diện Metro trên Windows 7, và Mosaic sẽ giúp bạn.

Để sử dụng Mosaic, bạn cần có .NET Framework 4.0 (tải về tại đây). Sau khi cài đặt, Mosaic sẽ cung cấp một tập hợp các widget tương tự như Windows 8, cho phép bạn xem ảnh, thời tiết, video, v.v… Một số widget sẽ hiện thị ở dạng full màn hình.  Tiếp tục đọc “Mang giao diện Metro của Windows 8 sang Windows 7 với Mosaic”

Linux

Thay đổi màn hình đăng nhập Ubuntu Linux

Bạn muốn thay đổi màn hình hiển thị đơn điệu lúc đăng nhập vào Ubuntu? Bạn không biết sẽ làm thế nào? Có lẽ nó sẽ rất cao siêu? Thực sự nó đơn giản hơn bạn nghĩ. Chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn dưới đây, bạn sẽ có một màn hình đăng nhập theo ý muốn.

Cách đơn giản nhất để thay đổi màn hình đăng nhập

Sử dụng phương pháp này, bạn sẽ có thể tùy chỉnh mọi khía cạnh của màn hình đăng nhập. Nó cho phép bạn thay đổi màn hình đăng nhập như những gì bạn làm với hình nền bàn làm việc vậy. Hãy mở Terminal và gõ vào đấy dòng lệnh sau:

sudo cp /usr/share/applications/gnome-appearance-properties.desktop /usr/share/gdm/autostart/LoginWindow

Bây giờ, logout và bạn sẽ thấy cửa sổ pop up Appearance References hiện ra. Ở đây, bạn có thể thay đổi hình nền, chủ đề, icon theo ý thích.

Tiếp tục đọc “Thay đổi màn hình đăng nhập Ubuntu Linux”